Mô hình giấy (Paper craft) là gì

I/ GIỚI THIỆU


Mô hình giấy hay còn gọi là papercraft, papermodel, cardmodel... là mô hình của những mẫu vật thật trong cuộc sống quanh ta, được làm từ giấy bìa hay giấy cứng. Là một thú tiêu khiển hobby hay còn là trò cắt dán thủ công cho trẻ con. 
Mô hình giấy bắt đầu xuất hiện trên các tạp chí vào đầu thế kỉ 20. Phát triển nhất là vào thế chiến thứ II do các loại vật liệu như sắt, gỗ, nhựa... trở thành hàng quốc cấm, giấy là một nguyên liệu ko bị quản lí quá gắt ghe. Cho đến gần đây, khi mô hình nhựa ra đời và trở nên thông dụng thì sự quan tâm tới mô hình giấy giảm dần. khi Internet xuất hiện, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy những bản chi tiết mô hình(Kit), đem in trên những máy in phun rẻ tiền, và thế là mô hình giấy trở nên thông dụng khắp toàn cầu.
Khác với Origami thờng là những tác giả sáng tác ra mẫu rồi vẽ lại thành Dia, mô hình giấy là một ngành kinh doanh thực sự. Các nhà sản xuất mô hình giấy tạo ra các mẫu kit, ban đầu là vẽ tay, bây giờ thì sử dụng những phần mền chuyên dụng, rồi bán cho mọi người. Nghề này phát triển là ở Đông Âu, nhất là Ba Lan, có nhiều hãng mô hình nổi tiếng từ Ba lan vẫn phát triển cho tới bây giờ như GPM, Modelik ,Halinski....
Mô hình giấy chia ra hai hướng đi chính rồi tiếp tục phát triển tới ngày nay. Đầu tiên là dạng đơn giản, mô tả những con thú, công trình kiến trúc, nhân vật hoạt hình... Các mẫu này thường là miễn phí và có thể tìm thấy dễ dàng trên internet. Loại này thường dùng làm quà tặng hay giúp trẻ tập thủ công... Loại thứ hai là các mô hình phức tạp có scale chính xác đến từng chi tiết. Thường là các mẫu tank, battleShip, khí tài chiến tranh với hàng trăm chi tiết. Nếu làm kĩ thì có thể làm người khác không thể nhận ra đó là giấy.
Hiện nay trên thế giới, hai forum lớn nhất về mô hình giấy là www.cardmodels.net và www.kartonbau.de . Ở đó bạn có thể tiếp xúc với nhiều mô hình gia và tham khảo kĩ thuật của họ. Ngoài ra ở Vn cũng có forum chuyên về mô hình giấy là http://mohinhgiay.vn/ nơi bạn có thể tìm thấy những người nói cùng thứ tiếng với mình.


II/ HƯỚNG DẪN
1. DỤNG CỤ CƠ BẢN CHO NGƯỜI TẬP CHƠI :
a. Giấy:
- Thường sủ dụng giấy 180gsm, ngoài ra một số chi tiết cần giấy mỏng hơn hoặc dày hơn
- Địa điểm mua giấy: 
 + HN:
 Cửa hàng họa phẩm ngay cổng Trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội - phố Yết Kiêu
 Cửa hàng Thanh Phong là 70 ngõ 75 đường giải phóng, gần ĐH Xây dựng _ Ngoài ra còn có thể mua giấy ở Hàng  mã, các nhà sách như Nguyễn Văn Cừ (đường  Xuân Thủy ) ...
 + SG: 
Cửa hàng Ngàn Thông, 55A đường Pasteur-Q1
Cửa hàng ArtFriend số 24 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Q.1: giá cả hơi cao nhé mng
Cáci cửa hàng bán đồ Mỹ THuật trước ĐH kiến trúc và ĐH kinh tế: Tiệm Tỷ Phước, Lộc...
Phố giấy Hải Thượng Lãn Ông. Q5
Số ‎105 Bùi Thị Xuân Q. Tân Bình
+ Đà Nẵng:
 Hợp lực -  Nguyễn Chí Thanh  ( Gần quán Chuồn Chuồn Ớt ) 
 Đối  diện cổng trường Đại Học Kiến Trúc đà nẵng
 Nhà sách Fahasa 
 Nơi mua Nhíp hay  kéo đầu nhọn, dao - xung quanh cổng trường Y ở đường Hùng Vương
b. Một con dao: Dao rọc giấy hoặc dao mổ (y tế) :
Dao rọc giấy có thể mua ở các nhà sách, hiệu văn phòng phẩm: Thường phù hợp cắt các đường thẳng
Dao mổ có thể mua tại các cửa hàng bán dụng cụ y tế: hỗ trợ cắt các đường cong, nét lượn
Dao mổ gồm 2 phần : cán dao bằng inox (~ 15-20k) và lưỡi dao mổ. Nên dùng cán số 3 và lưỡi số 11 (1k-2k/lưỡi, mua nhiều sẽ rẻ hơn).
Cách sử dụng dao mổ : Phải cẩn thận vì lưỡi rất bén. Mở vỏ nhôm bọc lưỡi dao, tra vào cán dao. Mỗi lần dùng xong thì lấy vỏ nhôm bọc lại hoặc chế một cái đầu bọc lưỡi dao.

c. Kéo : Ngoài sử dụng dao còn có thể dùng kéo để cắt các đường bao (đơn giản) của chi tiết). Nên sử dụng kéo có lưỡi dầy để tạo lực và với các loại giấy mỏng.

d. Keo dán: Keo gồm các loại : Keo dán giấy, keo sữa, keo thỏi và keo 502, thường gọi là keo dán sắt 
- Keo dán giấy: Keo nước.
- Keo sữa : Trắng như sữa, là loại keo hay dùng trong các môn nghệ thuật giấy nhất. Có thể mua ở cửa hàng bán vật liệu xây dưng (dạng bột) hoặc mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm dạng keo đã pha, chỉ việc mua về dùng luôn.
- Keo thỏi (Glue stick) bán trong nhà sách ~3k-10k/ một thỏi.
- Keo 502 có thể dán tất cả mọi vật, cực độc, tối nguy hiểm với hơi bốc lên làm cay mắt, nghẹt thở hại phổi. Chỉ dùng nơi thoáng khí và thật cẩn thận khi sử dụng loại keo này

Tính chất của 3 loại này như sau :
Độ cứng (kết dính) Keo 502>keo sữa>keo thỏi.
Khả năng chỉnh sửa sau khi dán : Keo thỏi>keo sữa>keo 502 .
Việc sử dụng loại keo nào cho phù hợp thì các bạn sẽ từ từ rút tỉa kinh nghiệm qua việc làm mô hình.

Ngoài ra còn có keo xịt (spray adhesive) phủ bề mặt rộng hiệu 3M, rất tiện dụng cho việc dán nhiều lớp giấy với nhau. Song giá thành hơi cao (...198, 200K $VN 1 lon xịt cao) và dành cho người chơi lâu ngày.

d. Tấm lót để cắt giấy : 
Dùng để lót khi sử dụng dao mổ cắt, nếu ko thì đường cắt ko đẹp và làm hư lưỡi dao. Có thể sử dụng tấm lịch cũ hoặc tờ giấy bìa dầy để lót.Cutting mat làm bằng loại cao su đặc biệt, có thể tự "lành lại" sau khi bị..chém, bảo vệ dao, đường cắt cũng rất êm. Giá 65k-120k với bảng A4, A3 thì gấp đôi A4 :D 
2. CÁC BƯỚC LÀM MÔ HÌNH GIẤY:


a. Để làm mô hình giấy đầu tiên các bạn phải có 'Kit' mô hinh giấy.
Kit có nghĩa là ’ Một bộ có đầy đủ và chỉ đem ra mà dùng ’. Kit mô hình giấy là những tờ giấy bìa được in màu những chi tiết của mô hình (có đánh số). Khi mình có kit rồi thì chỉ việc cắt những chi tiết được in trên giấy ra rồi dán lại theo như trong hướng dẫn

b. Vậy Kit tìm được từ đâu?
Có 2 cách để có được kit mô hinh giấy :
-  Tìm trên mạng: Có thể tìm vs các từ khóa tiếng việt hoặc các ngôn ngữ khác như:

Y-pha-nho Español: modelos de papel, recortables

Pháp Francés: Maquette en carton, Maquette papier

Ý-đại-lợi Italiano: Modello in carta / cartoncino

Anh Inglés: Paper model, Cardmodel

Đức Alemán: Papier modelle, Kartonmodelle, Bastelbogen

Hòa-lan Holandés: Bouwplaat /plaaten

Thụy sĩ Sueco: Klippark

Ba-lan Polaco: Modele kartonowe

Cộng hòa Séc Checo: modeli kartonowych, papírových modelů

Hung-gia-lợi Húngaro: papirmodell

Nhật-bản Japonés: ペーパークラフト

Nga Ruso: Картонные модели, Бумажная модель

Sau khi có được file kit rồi , thì in ra trên giấy bìa (thường là giấy180g). Giấy in có thể có sẵn ở tiệm, hoặc mình mang theo.

-  Đặt mua mô hinh giấy từ những trang web site bán mô hinh giấy ở nước ngoài. (Chi phí rất đắt đỏ TToTT)

c. Cách làm mô hình :
- Sau khi có đồ nghề cơ bản và kit mô hình rồi thì bỏ thời giờ bắt tay vào làm mô hình giấy.
Việc làm mô hình trước hết là đọc kỹ tờ hướng dẫn cụ thể các bước và theo sát tờ hướng dẫn để làm. Cắt các chi tiết ra rồi gấp, uốn, ướm.v.v. và dán lại bằng keo (keo sữa, keo MS-502, keo thỏi….)
Một số lưu ý khi cắt các chi tiết:
_Chọn kích cỡ tấm lót cắt sao cho phù hợp với chỗ làm việc (và cả túi tiền nữa)
 _Chọn loại dao phù hợp, dao mũi nhọn khi không dùng thì xoay mũi vào trong để tránh sự cố. Dao rọc giấy dùng xong thì thu lưỡi dao vào.
 _Không dùng thước nhựa để áp vào cắt vì dao sẽ cắt đứt thước (cái này bị hoài), ngoài ra nếu dao đi lệch vào tay thì hậu quả khỏi kể cũng hình dung ra được. Do đó tốt nhất dùng thước kim loại.
 _Đối với thước kim loại: Chọn vật kiệu không rỉ, nhẹ, đàn hồi tốt và quan trọng là phải dài, thử tưởng tượng cắt một đường dài phải mất mấy lần dịch thước thì tờ giấy xơ xác thế nào? Ở nước ta thì ra các cửa hàng cơ khí hỏi mua thước lá, có thể là sắt mạ inox nhưng nói chung là dùng được, có loại 50cm, 1m, 1,5m,... Giá cả tùy vào độ dài và độ dày của thước.
 _Trên một mặt của thước cần dán thêm một miếng vật liệu tạm gọi là "dải phân cách", thứ nhất là để dao không trượt vào tay và thứ hai là để tay nhớ mà không trượt vào dao. Một số hãng có thiết kế sẵn phần này trên thước.
Khi dán thêm dải này thì nhớ áp cắt bằng mặt kia của thước, nếu không khi cắt sẽ không ngay ngắn do có khoảng hở.
 _Luôn chú ý để tay phía sau "dải phân cách".
 _Không nên "một nhát bổ đôi" tờ giấy dày dù dao bạn có khả năng làm chuyện đó. Nên cắt từng đường vừa sức cho đến khi đứt lìa, việc này sẽ giúp tiết kiệm sức lực, dao và thớt của bạn đồng thời tăng hiệu quả khi cắt.
 _Khi thấy mép cắt bị sờn, góc giấy bị ép lại nghĩa là lưỡi dao của bạn đã đến tuổi về hưu. Hãy cho nó an nghỉ.
 _Niêm phong kĩ lưỡi dao trước khi bỏ đi !

Khi ráp, cần lưu ý đến các ký hiệu hướng dẫn của từng hãng mô hình (vd: cho tiết có 1 dấu sao (* ) có nghĩa là phải bồi thêm giấy 0.5mm, (**) là bồi thêm giấy từ 0.8mm đến 1mm nếu in đúng tỉ lệ chuẩn)

4. MỘT SỐ TRANG DOWNLOAD MÔ HÌNH GIẤY:

1. Trang web của Canon : http://cp.c-ij.com/en/contents/1006/
2. Trang web Papercraft Museum :http://www.papercraftmuseum.com/gallery/
3. Forum Mô hình giấy: http://mohinhgiay.vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

- Hotline : 01215.733.693